Chaebol là tên gọi những tập đoàn gia đình tồn tại từ thập niên 60 của thế kỷ 20 đến nay và chi phối phần lớn hoạt động kinh tế, chính trị cũng như xã hội ở Hàn Quốc. Vậy cụ thể Chaebol là gì và nó có đóng góp như thế nào đến kinh tế Hàn Quốc? Hãy cùng Miền Trung JSC tìm hiểu nhé!
Chaebol là gì và quá trình hình thành của các chaebol?

Ở Hàn Quốc, các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Huyndai… đều được gọi là chaebol, theo tiếng Hàn từ chaebol (재벌) được ghép bởi từ chae(재) là sở hữu và munbol(문벌) là gia đình quyền quý.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, vào năm 1945 Nhật đầu hàng và rút lui khỏi Hàn Quốc. Nhân cơ hội đó, Hàn Quốc đã xây dựng và phát triển dựa trên những doanh nghiệp của Nhật còn sót lại tạo nên những chaebol ngày nay. Các Chaebol được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết về mặt tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động.
Các chaebol không chỉ có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc mà nó còn ảnh hưởng đến kinh tế của các nước hợp tác trên thế giới. Việc đặt chi nhánh ở nước ngoài của các chaebol một phần sẽ làm phát triển nền kinh tế quốc gia đó và quan hệ hữu nghị hợp tác sẽ trở nên tốt hơn. Trong những năm gần đây, các tập đoàn Hàn Quốc như Huyndai, LG, Samsung, Lotte đã đầu tư vào Việt Nam rất nhiều và cũng mang lại những ảnh hưởng tích cực. Điều này vừa tạo công việc cho người dân, vừa giúp người Việt Nam biết đến các công nghệ tân tiến và hiểu thêm về nền văn hóa và ẩm thực Hàn Quốc.
Năm 1998, khi Hàn Quốc vừa chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, Kim Dae-jung được bầu làm Tổng thống và đã bắt đầu tiến hành cải cách toàn bộ kinh tế cũng như cải tổ các nhóm tài phiệt. Các tài phiệt được yêu cầu chỉ tập trung vào chuyên ngành của mình thay vì cạnh tranh với nhau ở khắp các lĩnh vực. Các chi nhánh làm việc ở những lĩnh vực không liên quan phải tách riêng ra khỏi công ty mẹ và tăng cường kiểm soát
nguồn tài chính của các tài phiệt để ngăn ngừa việc họ giấu giếm các khoản nợ hay thua lỗ của các chi nhánh yếu kém.
Top 3 chaebol lớn nhất của Hàn Quốc
SAMSUNG
Tập đoàn Samsung (Samsung Group) là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, đồng thời cũng là một trong bốn tập đoàn tài phiệt lớn nhất Hàn Quốc, có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, quận Seocho, Seoul. Là một tập đoàn tài phiệt đa ngành tiêu biểu, Samsung cũng là niềm tự hào của Hàn Quốc, là biểu tượng cho việc phát triển nền kinh tế, chính trị, truyền thông của đất nước này. Samsung, tiền thân là Samsung Sanghoe, được sáng lập bởi ông Lee Byung-chul – một doanh nhân kiêm nhà tư bản công nghiệp người Hàn. Quốc vào năm 1938. Từ một công ty nhỏ lẻ, sau hơn ba thập kỷ hình thành và phát triển, Samsung đã mở rộng các lĩnh vực kinh doanh của mình sang chế biến thực phẩm, bảo hiểm, dệt may, bất động sản, chứng khoán, bán lẻ, công nghiệp điện tử và đóng tàu… Đến cuối những năm 80, các sản phẩm điện tử công nghệ của Samsung Electronics phát triển mạnh mẽ, thương hiệu Samsung bắt đầu thiết lập bản sắc của riêng mình.

Trải qua vô số biến động, Samsung đã nắm bắt thời cơ và phát triển mạnh mẽ, mở ra hàng loạt công ty con với những thành công lớn trong nhiều lĩnh vực. Những công ty con đáng chú ý của Samsung bao gồm: Samsung Electronics (công ty điện tử-công nghệ cao), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu), Samsung Engineering (công ty xây dựng) và Samsung C&T (công ty xây dựng), Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm), Samsung Everland (quản lý Everland Resort), Samsung Techwin (công ty khám phá không gian vũ trụ, sản xuất thiết bị giám sát, bảo vệ, thiết bị quân sự,…) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo).
Hiện nay Samsung là một tập đoàn tài phiệt lớn và lâu đời nhất tại Hàn Quốc với những đóng góp và thành tựu khổng lồ ở cả trong và ngoài nước. Samsung được đánh giá là nhân tố then chốt, là “chìa khóa vàng” thúc đẩy sự thành công của “Kỳ tích sông Hán” trong những năm cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21. Samsung đã từng đóng góp tới 157,2 tỷ đô la, tức 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc (617,1 tỷ đô la), đồng thời doanh thu của tập đoàn cũng đã từng chiếm tới 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm 2013.
Tháng 7 năm 2020, Samsung vượt qua những đối thủ lớn như Apple, Google, Sony, Philips… để tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng thương hiệu được yêu thích nhất châu Á trong 9 năm liên tiếp (Campaign và Nielsen Media Research thực hiện). Tháng 11 năm 2020, Samsung đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong thị trường điện thoại thông minh tại Mỹ với thị phần 33,7%, vượt qua cả thương hiệu điện thoại di động của Hoa Kỳ là Apple. Cũng vào năm 2020, thương hiệu Samsung được định giá 95 tỷ đô la Mỹ, tiếp tục giành lấy vị trí thứ 1 châu Á, thứ 5 thế giới, chỉ sau bốn tập đoàn công nghệ Amazon, Google, Apple và Microsoft. Năm 2021, trị giá thương hiệu của Samsung đã lên tới 102,6 tỷ USD và vẫn giữ hạng 5 toàn thế giới.
HYUNDAI
Tập đoàn Hyundai (Chữ Hán : một công ty đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul và bắt đầu hoạt động 現代) là vào tháng 5 năm 1947 bằng việc thành lập công ty xây dựng Hyundai, tiền thân của công ty cổ phần xây dựng Hyundai và doanh nhân Chung Ju Young đã thành lập. Vào cuối những năm 1960, Chung Ju Young đã chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực ô tô và vào năm 1967 ông đã thành lập nên Công ty Ô tô Hyundai.
Tập đoàn Hyundai vào năm 1998 sau khi Hyundai Motor Company mua 51% cổ phần của Kia Motors đã trở thành công ty ô tô lớn thứ hai trong nước. Năm 1999, Chung Mong Koo đã tiếp quản Tập đoàn Hyundai sau cha Chung Ju Young. Ông là cha của Chung Eui Sun, chủ tịch đương nhiệm của Hyundai và Kia Motors. Ngày 14 tháng 10 năm 2020, ông chuyển giao toàn bộ quyền lãnh đạo hiện đại cho con trai ông Chung Eui Sun và giữ chức chủ tịch danh dự. Hầu hết các công ty con của tập đoàn này ngày nay vẫn tiếp tục được điều hành bởi gia tộc Chung.
Chung Ju Young
Hyundai Group hiện tập trung vào các lĩnh vực ô tô, công nghệ cao, đóng tàu, sản xuất thang máy, dịch vụ container, … Và thậm chí còn tổ chức các tour du lịch đến núi Kumgang (Bắc Triều Tiên). Theo phân tích năm 2011, công ty Hyundai là công ty sản xuất ô tô lớn thứ hai châu Á và tiếp theo là công ty ô tô lớn thứ tư thế giới sau General Motors, Volkswagen Group và Toyota. Các công ty con nổi bật khác bao gồm Hyundai Elevator, Hyundai Merchant Marine, Hyundai Heavy Industries, Hyundai Heavy Industries, Hyundai Corporation, Hyundai Construction và Hyundai Securities.

Hiện nay, tập đoàn Hyundai đang có quy mô và tầm ảnh hưởng tới nền kinh tế, đời sống chính trị – xã hội lớn thứ hai tại Hàn Quốc chỉ sau tập đoàn Samsung. Những phản hồi từ người tiêu dùng với các sản phẩm và dịch vụ của tập đoàn đều là những phản hồi tích cực. Trong số các doanh nghiệp của tập đoàn Hyundai, sự tăng trưởng của Tập đoàn ô tô Hyundai là nổi bật hơn hẳn. Theo báo cáo “Xu hướng và gợi ý đầu tư R&D của các tập đoàn ô tô lớn vào năm 2020” do Hiệp hội Công nghiệp ô tô Hàn Quốc (KAMA) công bố doanh thu của Hyundai Motor và Kia đứng thứ tư với 122,1 tỷ euro vào năm 2020.
LG

Tập đoàn LG(Lucky Star-ngôi sao vàng may mắn) được thành lập với tư cách là Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Lak Hui vào năm 1947 bởi Koo In Hoi. Trụ sở chính nằm ở tháp LG Twin số 20 phường Yeouido, quận Yeongdeungpo, thành phố Seoul. Năm 1952, Lak Hui trở thành công ty đầu tiên của Hàn Quốc tham gia vào ngành công nghiệp nhựa. Khi công ty mở rộng kinh doanh nhựa, họ đã thành lập GoldStar Co. TNHH (hiện tại là LG Electronics Inc.) vào năm 1958. Cả hai công ty Lucky và GoldStar đều sáp nhập thành lập Lucky-Goldstar vào năm 1983. Koo In-hoi đã lãnh
đạo tập đoàn cho đến khi ông qua đời vào năm 1969. Vào thời điểm đó, con trai ông là Koo Chakyung đã tiếp quản công ty. Sau đó, ông đã trao quyền lãnh đạo cho con trai ông, Koo Bon-moo, vào năm 1995. Koo Bon-moo đã đổi tên công ty thành LG vào năm 1995. Công ty cũng liên kết các ký tự LG với câu khẩu hiệu “Life’s Good” của công ty. Vào tháng 7 năm 2018, thông báo rằng Koo Kwang-mo, cháu trai và cũng là con nuôi của Koo Bon-moo, sẽ trở thành CEO mới của LG.
Tập đoàn hiện sở hữu rất nhiều công ty con, hầu hết đang hoạt động dưới tên của thương hiệu mẹ, trong đó có những đơn vị quan trọng hàng đầu như LG Electronics và LG Chemical. LG Corporation là công ty mẹ hoạt động trên toàn thế giới thông qua hơn 30 công ty trong lĩnh vực điện tử, hóa chất và viễn thông. Các công ty con về điện tử của nó sản xuất và bán các sản phẩm từ thiết bị gia dụng điện tử và kỹ thuật số đến ti vi và điện thoại di động, từ màn hình tinh thể lỏng bóng bán dẫn mỏng đến các thiết bị bảo mật và chất bán dẫn.
Sau từng ấy nỗ lực và những cống hiến cho nền công nghệ thế giới thì cái tên LG luôn được xướng lên trong các giải thưởng tầm cỡ. Chỉ tính riêng tại Triển lãm sản phẩm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới – CES 2015, LG đã thu về đến 41 giải thưởng và điều này đã giúp hãng lập kỷ lục hãng sản xuất giành được nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử của hội chợ này.
Sự đóng góp của các chaebol vào GDP Hàn Quốc trong nhiều năm gần đây cho thấy nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc vào các tập đoàn lớn. Trong đó 5 tập đoàn đứng đầu là Samsung, Hyundai, SK Group, LG và Lotte, đồng thời đây cũng là 5 tập đoàn đang chiếm khoảng 50% giá trị thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Với những nỗ lực này, những tập đoàn này dự đoán trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa.
Nguồn: Tạp chí tiếng Hàn khoa Tiếng Hàn Quốc trường ĐH Hà Nội
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY ĐÀO TẠO – TƯ VẤN DU HỌC MIỀN TRUNG JSC
TRỤ SỞ CHÍNH: Lô G5, khu đấu giá đất Yên Xá, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
CƠ SỞ 2: Số 40, ngõ 20, đường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
CƠ SỞ 3 : Chi nhánh – VP Đại diện Miền Trung: Số 127, đường An Dương Vương, Phường Tràng Thi, Thành phố Vinh, Nghệ An
Hotline: 0966209636 ( Mr. Thắng: Giám đốc pttt)