Sau Tốt nghiệp cấp 3 nên du học nghề Đức hay xuất khẩu lao động? Lựa chọn nào sẽ giúp bạn phát triển và có tương lai hơn? Là những câu hỏi được phụ huynh và các bạn đặt ra khi tìm hiểu về hai chương trình này. Mỗi lựa chọn sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên để có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về hai chương trình Du học nghề Đức và Xuất khẩu lao động. Cùng Du học MT tìm hiểu trong bài viết và video dưới này nhé!
- Khái niệm:
Du học nghề Đức là chương trình đào tạo kép trong đó bạn sẽ có 30% thời gian học lý thuyết và 70% thời gian học thực hành, trong 3 đến 3,5 năm, tùy từng ngành nghề. Đây là chương trình thiên về đào tạo thực hành, trực quan và trực tiếp tại Doanh nghiệp nhằm giúp học viên nắm bắt được công việc cũng như trao dồi kinh nghiệm thực tế ngay trong thời gian học.
Xuất khẩu lao động là chương trình việc làm với mục đích chính để kiếm tiền theo một hợp đồng có thời hạn.
- Điều kiện tham gia:
Có thể dễ dàng nhận thấy Du học nghề Đức yêu cầu điều kiện cao hơn đối với ứng viên khi tham gia chương trình so với Xuất khẩu lao động.
Điều kiện tham gia Du học Cao đẳng nghề tại Đức:
Trong độ tuổi 18 – 30
Đã Tốt nghiệp Trung học phổ thông
Không tiền án, tiền sự, có đạo đức tốt
Đủ điều kiện sức khỏe đi làm việc tại nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam (Không mắc các bệnh truyền nhiễm)
Chứng chỉ tiếng Đức B1 (đối với một số ngành yêu cầu trình độ B2)
Điều kiện tham gia Xuất khẩu lao động:
Tùy vào từng quốc gia mà điều kiện tham gia chương trình sẽ khác nhau về bằng cấp, như tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,… chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp cấp 2. Còn đối với các nước Châu Âu bạn cần ít nhất bằng Tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên dù bạn xuất khẩu lao động đến nước nào đều sẽ yêu cầu bạn phải biết tiếng ở 1 trình độ nhất định. Kèm theo đó là hồ sơ, giấy tờ liên quan.
- Những khác biệt giữa Du học Cao đẳng nghề Đức và Xuất khẩu lao động
3.1. Chứng chỉ:
Đây là điểm khác biệt cơ bản và dễ nhận thấy nhất giữa hai chương trình.
Du học nghề tại Đức là chương trình đào tạo kép vừa học vừa thực hành chính vì thế sau khi kết thúc chương trình học bạn sẽ nhận được bằng Cao đẳng nghề có giá trị trên toàn Thế giới. Với tấm bằng này sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững hơn cho bạn trong tương lai không chỉ ở Đức mà bất cứ nơi nào bạn muốn.
3.2. Thu nhập:
Đây là một lợi thế của chương trình Xuất khẩu lao động. Vì là chương trình tập trung hoàn toàn vào việc đi làm chính vì thế mức lương trong những năm đầu sẽ cao hơn so với Du học nghề. Tuy nhiên, nếu xét về hướng phát triển lâu dài thì đối với chương trình Du học nghề vẫn sẽ là một lựa chọn tốt nhất dành cho bạn khi mức lương sau tốt nghiệp lên đến 2.800 – 3.600 EUR/ Tháng.
3.3. Định cư
Ở du học nghề, bạn có cơ hội định cư tại đất nước bạn du học nếu đáp ứng điều kiện do nước đó đưa ra. Tại Đức, sau 5 năm đi học và làm việc, có đóng đầy đủ thuế và bảo hiểm theo quy định. Bạn có thể xin thẻ xanh lưu trú vĩnh viễn tại Đức.
Còn đối với xuất khẩu lao động, sau khi hợp đồng lao động kết thúc, ngoài việc gia hạn visa và tiếp tục ký hợp đồng lao động tại chỗ làm hoặc nơi khác, bạn không có lựa chọn khác ngoài việc về nước. Vì thuộc nhóm đối tượng lao động chân tay nên sẽ khó để bạn được định cư tại đây. Tuy nhiên, bạn có thể kết hôn với người bản xứ cộng làm việc lâu dài đạt số năm chính phủ yêu cầu để xin định cư tại đất nước này.
Đây là những khác biệt cơ bản giữa hai chương trình Du học nghề tại Đức và Xuất khẩu lao động. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn chọn được một hướng đi phù hợp với điều kiện và mong muốn nhé!