Nhịp tim nhanh có đi Nhật được không và các thông tin cần lưu ý

Để có thể vượt qua “vòng sức khỏe” đi XKLĐ, có lẽ rất nhiều người thắc mắc “nhịp tim nhanh có đi Nhật được không?”. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thật kĩ cùng MIỀN TRUNG (MT) để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và hành trang sức khỏe cần thiết sang Nhật Bản nhé.

1. Nhịp tim là gì?

Nhịp tim (còn được gọi là chỉ số nhịp tim) là khái niệm dùng để chỉ nhịp đập của trái tim, được xác định bằng cách đo số lần co thắt của tim trong khoảng thời gian 1 phút. Bpm (viết tắt của beat per minute – tạm dịch: nhịp mỗi phút) là đơn vị chỉ nhịp tim (số nhịp/phút). Đây được xem là 1 trong 5 dấu hiệu sinh tồn quan trọng nhất của con người, cùng với huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa oxy trong máu và nhiệt độ.

2. Thế nào là nhịp tim an toàn?

Theo Viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim hiện tại là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào trạng thái và thể trạng của con người. Dù các thông số có sự thay đổi nhẹ theo độ tuổi, giới tính,… nhưng nhìn chung, ta có thể lấy kết quả trung bình để kiểm chứng trạng thái sức khỏe. Cụ thể, các thông số như sau:

Với 1 người trưởng thành bình thường, nhịp tim khi nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng ở mức 60 -100 bpm.

Với 1 vận động viên chuyên nghiệp, nhịp tim thường giao động trong khoảng 40 – 60 bpm trong điều kiện thông thường.

Nếu đi kiểm tra sức khỏe diện XKLĐ và được tiến hành đo nhịp tim, nếu kết quả trả về trong khoảng 60 -90 nhịp/phút thì trạng thái của bạn hoàn toàn bình thường, không phải lo lắng về vấn đề “Nhịp tim nhanh có đi Nhật được không?”.

3. Những yếu tố có thể tác động đến nhịp tim

Như đã đề cập ở phần 2, có rất nhiều lý do có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của con người, bao gồm:
Thể trạng: đây là yếu tố có quyết định lớn đến kết quả nhịp tim. Ví dụ, những người béo phì thường sẽ có nhịp tim nhanh hơn người bình thường và mức độ nhanh hơn bao nhiêu còn tùy vào tình trạng của họ là béo phì độ mấy. Sự khác biệt này là do tim người béo phì phải hoạt động nhiều hơn thì mới có thể cung cấp đủ máu và đủ dưỡng chất để nuôi sống cơ thể.

Trạng thái cơ thể: Con người đang ở trạng thái vận động như chạy, nhảy, chơi thể thao, tập thể dục,… sẽ có nhịp tim nhanh hơn rất nhiều ở trạng thái nghỉ ngơi. Nhịp tim được đo để tính vào kết quả sức khỏe là nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi.

Nhiệt độ của không khí: Khi nhiệt độ môi trường (hay độ ẩm không khí) tăng cao, nhịp tim đập nhanh hơn đôi chút để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể. Thực tế, nhịp tim tăng lên cũng không đáng kể, chỉ hơn khoảng 5 – 10 bpm.

Tâm trạng: khi bạn lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi, hoặc bị tiểu đường.. nhịp tim cũng trở nên nhanh hơn..

Vì vậy, rất có thể, nếu bạn đo nhịp tim bất chợt và phát hiện nó quá ngưỡng an toàn hoặc có sự thay đổi so với kết quả bình thường, rất có thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi 1 trong cách yếu tố này.

4. Nhịp tim nhanh có đi Nhật được không?

4.1 Bệnh liên quan đến tim mạch trong nhóm 13 bệnh “cấm”

Nếu bạn thắc mắc về việc nhịp tim nhanh có đi Nhật được không thì chắc chắn bản thân bạn đã tìm hiểu về yêu cầu sức khỏe khi đi XKLĐ Nhật Bản. Cụ thể, có 13 nhóm bệnh không thể đi XKLĐ Nhật Bản, và 1 nhóm bệnh liên quan đến tim mạch bao gồm các trường hợp sau:

Các bệnh tim bẩm sinh
Bệnh huyết áp
Di chứng tai biến mạch máu não
Các bệnh van tim thực thể
Loạn nhịp hoàn toàn
Tim to chưa rõ nguyên nhân
Người mang máy tạo nhịp tim
Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp và mạn
Suy mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim
Hở van tim
Viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

Tim đập nhanh thuộc bệnh liên quan đến loạn nhịp, chính vì thế mà lao động có thể gặp phải 1 số rắc rối nếu muốn đi XKLĐ Nhật Bản.

4.2 Nhịp tim nhanh có đi Nhật được không?

Nhịp tim nhanh từ trên ngưỡng an toàn – dưới 110 bpm: trong trường hợp này, lo lắng tim đập nhanh có đi Nhật được không có thể được giải quyết chỉ bằng giấy cam kết phát sinh, khẳng định sức khỏe của bản thân hoàn toàn bình thường, đủ điều kiện sang Nhật. Vậy là bạn có thể vẫn sang Nhật được nếu gặp phải tình huống này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *